Phân biệt nâng mũi bọc sụn và nâng mũi bọc cân
Hiện nay có rất nhiều
phương pháp nâng mũi khác nhau như nâng mũi S-line, nâng
mũi Hàn Quốc, nâng mũi bọc sụn, nâng
mũi không phẫu thuật, nâng mũi bọc cân …. Nhưng do có quá
nhiều phương pháp cùng cách chữa trị khác nhau nên khiến cho khách hàng rất
hoang mang khi xác định bản thân nên chọn loại nâng mũi phù hợp với bản thân.
Qua bài viết sau ta sẽ tìm hiểu về 2 loại trong số các loại trên là nâng mũi bọc
sụn và nâng mũi bọc cân.
Nâng mũi bọc sụn là
phương pháp sử dụng các chất liệu độn mũi nhân tạo để nâng cao sống mũi như:
dacron, teflon hay medpor, đặc biệt là silicon và sử dụng sụn tự thân như sụn
vành tai để bao bọc đầu mũi tránh tình trạng bóng đỏ đầu mũi.
Silicon được sử dụng
trong nâng mũi là những thanh chất dẻo làm bằng silicone có màu nâu hoặc trắng,
đó là chất liệu sụn nhân tạo thông dụng, quen thuộc nhất hiện nay, được đúc
khuôn, tạo dáng gần giống với sống mũi, giúp tạo dáng mũi cao thẳng, cân đối,
hài hòa.
Chất liệu sụn nhân tạo
có các ưu điểm là linh hoạt, mềm dẻo, dễ tạo hình theo ý muốn, có độ bền cao,
tính trơ tốt nên giúp giữ nguyên hình dạng nâng mũi lâu dài, ổn định. Những
thanh này được đặt trên xương mũi để tạo sống mũi S Line thật tự nhiên mà không
bị lộ liễu.
Tuy nhiên, theo các
chuyên gia thẩm mỹ thì nâng mũi bằng sụn nhân tạo vẫn chưa phải là phương pháp
nâng mũi ưu việt nhất. Bởi vì về lâu về dài, chiếc mũi “nhân tạo” của bạn sẽ bị
sụt dần, đầu mũi phình to ra và trở nên xấu xí. Vì vậy để duy trì vẻ đẹp này, bạn
sẽ phải phẫu thuật nhiều lần.
Nâng mũi bọc cân hay
còn gọi là nâng mũi cân cơ thái dương là kỹ thuật nâng mũi sử dụng cân cơ thái
dương để bọc sụn xương giúp ngăn ngừa biến dạng và bờ sắc của sụn xương. Chúng
cũng có thể được sử dụng để làm đầy xương nhỏ bên và những khiếm khuyết sụn. Bệnh
nhân có da mũi mỏng hoặc da bị tổn thương hoặc đỏ da do lần sửa mũi trước có thể
bọc cân thái dương vào chất liệu nhân tạo.
Tuy nhiên, nâng mũi cân
cơ thái dương có thể sưng 1-2 tháng, sau đó co rút và cuối cùng duy trì khoảng
80% thể tích ban đầu. Đối với mục đích thẩm mỹ, đầu mũi có thể chèn sụn tai hoặc
sụn vách mũi hơn là ghép cân thái dương vì ghép cân thái dương 1-2 tháng đầu có
thể hơi sưng.
Theo như kinh nghiệm
nhiều năm thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Hàn Quốc - phẫu thuật Thẩm
mỹ Hàn Quốc 3D thì: “nâng mũi cân cơ thái dương rất đau, sụn cân cơ sau một thời
gian sẽ bị hoại tử và tiêu đi vì thế hiện nay phương pháp này hầu như không được
sử dụng”.
Vì vậy, nâng mũi bọc sụn
với nâng mũi bọc cân cơ thái dương là hoàn toàn khác nhau.
Phân biệt nâng mũi bọc sụn và nâng mũi bọc cân
Reviewed by Unknown
on
06 tháng 6
Rating: