Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Thực hư việc bấm huyệt chữa đau răng

Giảm đau răng bằng bấm huyệt là phương pháp mới nhưng rất hữu hiệu. Đau nhức răng nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm chân răng, viêm tủy răng,...Các biến chứng này là nguyên nhân dẫn đến đau nhức dữ dội kèm theo nguy cơ mất răng.  Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên có nguy hiểm không?

Bấm huyệt chữa đau răng là gì?
Là cách tác động vào các huyệt trên ngón tay để giảm cơn đau răng trong tức thời. Bị đau răng bên nào thì bấm vào bên tay đó để chữa dứt. Mặc dù cách này không thể chữa dứt điểm tình trạng sâu răng, viêm chân răng,..nhưng ít nhất cũng có thể giảm đau hiệu quả.

Theo Đông Y, nguyên nhân gây ra đau răng bao gồm:

- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây sâu răng, viêm nhiễm chân răng.

- Thói quen ăn cay nóng nhiều khiến phong nhiệt từ bên ngoài tràn vào cơ thể làm phong tỏa và hư hỏa lan rộng đến răng gây ra đau nhức răng.

Thực hư việc bấm huyệt chữa đau răng
Bấm huyệt chữa đau răng được không*

Đối với nguyên nhân đầu tiên, bạn có thể điều chỉnh lại việc vệ sinh răng miệng của mình và nên đến nha khoa để được điều trị thích hợp, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đối với nguyên nhân ăn đồ cay nóng, bạn nên bổ sung các thực phẩm tư âm bổ thận, khu phong thanh nhiệt và áp dụng một số cách giảm đau răng bằng bấm huyệt.

Cách bấm huyệt giảm đau răng như thế nào?
Với phương pháp này, đối tượng áp dụng thường là:

- Người bị đau răng do phong nhiệt và hư hỏa.

- Người cao tuổi dễ bị phong nhiệt và hư hỏa.

- Người có răng ê buốt, nhạy cảm khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Để việc giảm đau răng bằng bấm huyệt được hiệu quả, bạn có thể dùng với dầu oliu, dầu dừa,...để tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn. 

Vị trí các huyệt bạn cần biết:

- Huyệt hạ quan: khi ngậm miệng lại, huyệt ở chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má.

- Huyệt hợp cốc: khi khép chặt tay lại, điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữu xương ngón tay cái và ngón táy trỏ.

- Huyệt giáp xa: cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm, dưới 1 khoát ngón tay, đè vào chỗ trũng có cảm giác tức và ê.

- Huyệt thái khê: trung điểm giữu đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.

Cách bấm huyệt:
- Gõ răng: đầu tiên, gõ răng cửa phía trên, dưới; sau đó gõ răng bên phải và trái. Khi gõ, ngậm hai hàm răng lại với nhau, lực gõ vừa phải và làm liên tục từ 30-50 lần.

- Day huyệt hạ quan: dùng ngón tay giữa áp vào huyệt hạ quan, dùng 1 ngón tay lúc mới bắt đầu và sau đó có thể dùng 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, cùng lúc day vào huyệt hạ quan, mỗi bên 50 lần.

- Day huyệt giáp xa: dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt giáp xa, day mỗi bên như thế 50 lần.

- Bấm huyệt hợp cốc và huyệt thái khê: với hai huyệt này, có cách thực hiện tương đồng nhau. Dùng ngón tay cái day vào huyệt, đối với hợp cốc day 10 lần mỗi bên và thái khê day mỗi bên 100 lần.

Để đạt được hiệu quả giảm đau như mong muốn, cần tiến hành đúng cách và đúng huyệt, lực tác động tương đối mạnh mà người bệnh có thể chịu được, có thể thực hiện 2-3 lần/ngày, mỗi lần nên cách nhau vài giờ.

Nên ăn nhiều thức ăn có canxi, vitamin để bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng viêm, sâu răng,...Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vụn thức ăn sạch sẽ.

Nếu áp dụng giảm đau răng bằng bấm huyệt không thấy hiệu quả, nên đến nha khoa để khám và điều trị kịp thời.
Bài viết trích nguồn tại: phauthuatham.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
Thực hư việc bấm huyệt chữa đau răng Reviewed by Tẩy trắng răng on 08 tháng 5 Rating: 5
All Rights Reserved by THẨM MỸ MŨI SLINE HÀN QUỐC © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.